Nguyễn Quang Vui-Người Huynh Trưởng đầu đời của tôi

Nghi Yên

Tôi vào Gia Ðình Phật Tử Giác Minh khoảng 1958, ở Ðội Sen Vàng do Anh Nguyễn Ðịch Thái làm Ðội Trưởng, nhà anh ở trong Khu Chăn nuôi Tân Sơn Nhất, Ðoàn Trưởng Ðoàn Thanh Niên La Hầu La là Anh Nguyễn Quang Vui, từ Huế vào đây học Quốc gia Âm nhạc.

Ðồng cảnh dễ tương thân nhau chăng, chẳng biết từ lúc nào tôi đã là học trò về môn Nhạc của thầy Vui. Tôi tới?hà trọ của Anh Vui học cách buổi trong tuần, từ lúc anh còn ở trọ chung với các anh Nguyễn Ðình Thống, Thi Sĩ Sa Giang Trần Tuấn Kiệt. Ba, bốn anh thuê chung một phòng trên gác gỗ trong hẻm đường Lê Văn Duyệt, góc ngã tư Phan Ðình Phùng, bây giờ là ngã tư có Ðiện thờ Bồ Tát Thích Quảng Ðức, tớ? lúc anh và anh Thống về trọ nhà bà O ở gần Hoà Hưng, và cả tới khi anh thuê chung phòng với anh Tôn Thất Sĩ học Quốc Gia Hành Chánh ở Lăng Cha Cả gần Tân Sơn Nhất . Tôi học nhạc, nhưng không có tiền mua nhạc cụ, dù là một cây đàn, vì thế anh dạy tôi lý thuyết để có thể sáng tác nhạc được, như thần tượng của tôi lúc đó là anh Nguyễn Ðình Thống, trong chuyện sau :

 SÁNG TÁC NHẠC TRONG TIỆM QUAY RONÉO

Trại Họp Bạn ngành Ðồng Lâm Tỳ Ni đang được chuẩn bị ráo riết tại mọi đơn vị Gia Ðình họ Giác lúc đó, thì Anh Phan Văn Nhung, Ðoàn Trưởng Ðoàn Nam Oanh Vũ Gia Ðình Giác Thanh được bầu làm Trưởng Ban Báo Chí của Trại, nhiệm vụ anh phải soạn tập cẩm nang chỉ dẫn Trại, nhân dịp anh cũng biên tập xong cuốn tài liệu Mở Mắt, anh tới tiệm thuê đánh máy chữ và quay ronéo các cuốn sách trên, tình cờ gặp anh Thống đi qua, anh Nhung kéo vào nói chuyện chơi, nhìn thấy tập cẩm nang chỉ dẫn Trại Họp bạn Lâm Tỳ Ni thì Anh Thống chợt im lặng một lúc, rồi như bừng tỉnh dậy, chân anh nhịp, miệng anh tinh tình tinh . tinh tình tinh . tình tình tinh tính tinh tình . một lát sau thì anh cắm cúi ghi vào sổ tay, rồi yêu cầu nhà in cho anh một tờ giấy sáp (stencil) cùng các cây bút chuyên môn để có thể kẻ nhạc được.

Anh Nguyễn Ðình Thống đã sáng tác bài Trại ca Lâm Tỳ Ni trong tiệm đánh máy chữ quay ronéo, rồi kẻ nhạc ngay trên giấ? sáp, ký tên Kim Chi, nhà in chỉ việc đánh máy lời ca, rồi in luôn bản nhạc đó, tất cả công việc chỉ một lát là xong, hai anh Nhung và Thống đội mưa mang bài hát về chùa Giác Minh dạy ngay cho những ai có mặt tại đó, nhờ vậy Anh Phan Văn Nhung học ngay được ?air? nhạc này và về Giác Thanh dạy lại cho đoàn sinh, cùng kể câu chuyện này với tất cả sự thán phục, sáng tác nhạc mà không ôm đờn, chỉ tưng từng tưng miệng. Bài hát này, về sau nhắc lại trong một dịp nào đó, anh Huỳnh Ái Tông nhắc lại lời các em nhái bài hát ngay trong kỳ Trại "Lâm Tỳ Ni là ngày em đói tưng bừng .". Sau đây xin quý Trưởng nào có dự trại này viết lại Hồi ức ngày vàng son cho thế hệ cháu con biết, Bà, Mẹ hắn ngày xưa đã nấu cơm thế nào trong những ngày trại giông bão .

Ðó là một trong những lý do chính khiến tôi theo đuổi anh Vui để học nhạc suốt từ nhà trọ này tới nhà trọ khác trong hai năm trời. Tôi nói đồng cảnh tương thân, vì tôi cũng đi ở trọ, lại đang học vẽ, và tự mưu sinh bằng nghề bán báo, kèm trẻ, như anh Vui thổi kèn trong các ban nhạc phòng trà để có tiền ăn học, thày trò, anh em tôi có nhiều cái đồng . cảnh nhịn đói là chuyện không xa lạ.

BẬC CÀNG CAO LẠI CÀNG GẦN.

Khi Anh Nguyễn Quang Vui lên Liên Ðoàn Trưởng Gia Ðình Giác Minh thay anh Nguyễn Văn Thục, thì tôi về làm Huynh Trưởng Gia Ðình Giác Thanh, rồi cùng với các chị Kim Oanh, Tố Mỹ, các anh Tâm Duy Nguyễn Xuân Tân, Tâm Tưởng Hồ Ðắc Tín, Phan Văn Nhung và Lê Chiêu Thùy về học Tuệ Tạng, Khóa huấn luyện Huynh Trưởng đầu tiên của Ủy Viên Thanh Thiếu Niên Giáo Hội Tăng Già Bắc Việt tại miền Nam thực hiện, có các giảng viên gồm các Huynh Trưởng ở các Gia Ðình khác tới giảng dạy, trong số đó, ấn tượng nhất là Trưởng Hồng Liên Phan Cảnh Tuân, trong buổi dạy ở Trường Tư Thục Vạn Hạnhࠦ#7903; góc đường Hai Bà Trưng và Yên Ðỗ, anh đã nói tới những thử thách thanh niên của bộ tộc Zulu, thì ra Trưởng Tuân cũng sinh hoạt ?Sì Cút?.

Qua khóa học trên, tôi mới biết anh Trưởng của tôi, Anh Nguyễn Quang Vui quảng giao với những Huynh Trưởng Lớn vốn đồng hương với anh, càng ngưỡng mộ các Trưởng, tôi càng phục anh Vui, có thể nói Anh là mẫu huynh trửơng mà thanh niên như tôi có thể vói tới được, chứ không là thần tựơng khổng lồ như tác giả "Thử hoà điệu sống" (1). Thời đó, sách gối đầu giường của anh em Giác Thanh tụi tôi là "Thử hoà điệu sống" "Ðường Thành Công".

Tới khi đạo hữu Tâm Thông Nguyễn Ðức Lợi làm Trưởng Ban Hướng Dẫn, và anh Nguyễn Quang Vui là Phó Ban Hướng Dẫn, anh lại càng gần với tụi tôi hơn, có lần anh Vui, tôi và Tín sống 3 ngày đêm liền ở chùa Giác Minh, Anh Vui thì soạn tài liệu, tôi vẽ bích chương cổ động, và Tín đánh máy trên giáy sáp dự án thành lập Trường Ðào Tạo Huynh Trưởng A Dật Ða với các chương trình huấn luyện . sở dĩ tụi tôi ?bụi? như vậy được vì ai cũng tự túc mưu sinh bằng nghề tự do.

NHỮNG BÀI HỌC ÐẮC NHÂN TÂM

Có nhiều lần, phải nhấn mạnh là rất nhiều lần, tình cờ gặp anh Vui ở đâu đó, tôi hỏi:-"Anh đi đâu? -Anh đi đâu đây? -Anh đến có việc chi ?" . v.v. và v.v. Anh đều cười và nói tỉnh bơ : "- Ơ ! Anh đi tìm Nghiễn ! -Biết là Nghiễn thể nào cũng tới xem triển lãm nên anh tới gặp cho đỡ nhớ ! -Thì anh đi tìm em chứ sao !" . v.v. và v.v. Biết là anh nói vui cho có chuyện, nhưng sao mát lòng mát dạ, và . tôi học được cách nói ấy, tình cờ gặp anh ở đâu, tôi nói trước : "- Ơ ! Em đi tìm anh ! - May quá gặp anh rồi ." Anh biết bài thày dạy, trò trả lại thày đây, anh vỗ vai tôi, cả hai cùng cười.

Thời điểm 1960, Ðoàn sinh Ðoàn La Hầu La Gia Ðình Phật Tử Giác Minh đã có anh thành thi sĩ, có thi phẩm ấn hành và làm lễ gia mắt tại đoàn quán, đó là anh Tùng Linh, đó cũng là một gương sáng để tôi học tập, trong ngôn từ tôi dùng từ mai ngày, thay vì ngày mai, thì được anh Vui khen, thực ra khi ấy tôi chưa được đọc nhiều kinh sách Phật, nên nghe anh Vui nói những từ tăng trưởng, tư duy . thì nhập tâm và tìm hiểu nghĩa đích thực của nó, tôi học ở anh nhiều từ lạ. Những Dự Trưởng của Giác Thanh, Giác Tâm cũng vốn là học sinh Cao Thắng, những lớp sau của Hồ Ðắc Tín, được anh Vui khen một cách gián tiếp :"-Ồ anh mà được các bộ ngực vạm vỡ như các em thì thổi kèn mới đã làm sao!" Dĩ nhiên sau đó các Trưởng tập sự này đã mất thì giờ tập tạ nhiều hơn là ngồi ở các quán kem đường Lê Lợi.

NHIỀU ÐIỀU BÂY GIỜ MỚI TIẾT LỘ

Là . Khóa A Dật Ða đặc biệt năm 1964 tại Trại chăn nuôi Tân Sơn Nhất, mà Phúc Ân là một trong những Trưởng Trực, cùng các Chị Hồng Loan, Anh Phúc Trung . trong Ban Quản Trại. Tại đó Phúc Ân đã gặp cô Khóa sinh Dự Trưởng Vũ Thị Nhiễu, thuộc Gia Ðình Giác Trí (hậu thân của Giác Dũng), và . trở thành một nửa của cuộc đời chàng trai 25 năm tuổi chỉ sau đó khoảng 6 tháng, rồi vào quân ngũ. Về sau này được biết cùng cảnh ngộ, ?anh? ?em? nhà Lam kết hôn với nhau có nhiều đám, trong đó cặp Nữu Hồng Giác Long có nhắc tới công lao của Anh Vui.

Là . năm 1966 đặt tên cho con gái đầu lòng là Nghi Yến Ngân, vì Phúc Ân lấy tên của chị Ngân, bạn đời của anh Vui, đặt cho nó vì muốn nó có những đức tính như chị Ngân, người thiếu nữ Giác Minh khi đó được thầy và bạn khen là hiền, ngoan nhất gia đình. Tên Ngân, triết tự theo kiểu tử vi Ai Cập, cộng các số của mẫu tự lại

(N5, +G7, +A1, +N7 = 20 = 2) thành 2, lá số đẹp nhất trong 9 lá số. và vì những kỷ niệm đẹp ngày xưa ấy . có những buổi chị Ngân đạp xe tới nhà kêu: "Tín, Nghiễn ơi . đi tìm anh Vui giúp chị đi, ở nhà có chuyện cần nhờ tới anh ấy, mà chị tới ." ."-Thì bất tiện chứ gì ? Em đi với chị ngay" Thế là Nghiễn và Tín lên taxi với chị Ngân, đi kiếm anh Vui đang chơi trong một ban nhạc ở một nhà hàng phòng trà nào đó.

Anh Vui, người khổng lồ đào tạo mấy trăm Huynh Ttrưởng với ý nguyện, như lời ca của Trường A Dật Ða mà anh sáng tác

A Dật Ða quyết đem cho đời Ðạo Từ Bi reo rắc khắp muôn nơi.
A Dật Ða quyết tâm xin thề :- Dìu Ðoàn cho vững bền dài lâu.

Một bài hát chính thức của một Trường Ðào tạo Huynh Trưởng mà giản dị chỉ có 2 câu như thế, nhưng bao hàm bao nguyện ước lớn :- Reo rắc đạo từ bi khắp muôn nơi, -Dìu dắt Ðoàn cho vững bền dài lâu.

Mà một đời người chỉ chăm chăm làm chưa chắc đã xong. Vì vậy nên hiện giờ, theo sự hiểu biết hẹp hòi của Phúc Ân, có nhiều Huynh Trưởng, đưa cả con đi sinh hoạt, rồi con cũng thành Trưởng như Trưởng Phúc Cao Phạm Tuấn Ngọc và ái nữ Phạm Hoàng Thủy Tiên, dù thành lập gia đình, có cháu nhỏ rồi vẫn đến chùa Vĩnh Nghiêm dạy các em múa hát theo khả năng chuyên môn của mình. Như Trưởng Tịnh Phúc, có ái nữ và cả hiền tế cùng là Huynh trưởng trong một đơn vị Gia Ðình Giác Ngạn, như Trưởng Tâm Hòa và ái nữ My Uyên trước đây, như Trưởng huynh Nhuận Pháp và ái nữ . cùng một tâm nguyẹ? dìu đoàn cho vững bền dài lâu, và reo rắc khắp muôn nơi đạo từ bi .

Trưởng Tâm Trí- người Trưởng đầu tiên tôi gặp trong đời sống đoàn thể, đối với tôi là một ông khổng lồ hiền lành, giản dị và gần gũi thân thương mà :

Ngôn từ nào nói hết được tình thương
Của đoàn sinh dành cho người Huynh Trưởng.
(hay)
Ngôn từ nào nói hết được tình thương
Mà Huynh Trưởng trao đoàn sinh mình đó

Phúc Ân Nguyễn Huy Nghiễn

(1) Anh Võ Ðình Cường

( * ) Trở về Mục Lục