"Học thầy không tầy học bạn" (1)
Phạm Quốc Bảo.
Lời nói đầu: Tuần lễ đầu tháng 10/ 2023, từ Porland xuống, Mặc Lâm (2) có cho biết là anh đang thực hiện một cuộc phỏng vấn "Năm mươi năm sinh hoạt truyền thông (truyền thanh - truyền h́nh - báo giấy và báo mạng) tại Little Sàg̣n". Gợi ư ấy đă thúc đẩy tôi viết ra bài này.
PQBảo.
Cá nhân tôi vốn hân hạnh có được những người bạn mà nội dung giao tiếp giữa họ với tôi khá đặc biệt. Chẳng hạn như trường hợp anh Nguyễn Văn Kh. (3), một trong những mấu chốt của cái duyên liên hệ đă gồm nhiều yếu tố kết hợp lại mà xem ra tự nhiên xẩy đến một cách không ai trong hai chúng tôi lại ngờ trước được.
Mấu chốt chính là cả hai chúng tôi cùng hoạt động trong ngành truyền thông: Từ vài năm đầu thập niên 1980, tôi và anh Kh. đều là biên tập viên cho nhật báo Người Việt, lúc ấy mới c̣n là bán tuần báo. Anh Kh. chuyên về mục thể thao, thường xuyên nhất là football, môn banh bầu dục này đặc biệt được ưa thích phổ biến của dân Mỹ nhưng ngược lại lúc ấy c̣n khá xa lạ với cộng đồng người gốc Việt; c̣n tôi th́ phụ trách các bài ở những trang trong tờ báo. Anh Kh. nghe nói trước 1980 có học ở Los Angeles nhưng sau chuyển lên Washington DC theo đuổi ngành giáo dục. Thỉnh thoảng một vài tháng có dịp anh ấy xuống Quận Cam, hai chúng tôi gặp nhau ở ṭa báo, thường là cùng với đa số nhân viên khác của ṭa soạn xúm xít vui chuyện với nhau trong bữa cơm trưa tại pḥng ăn. Tuổi tác xem ra cũng chỉ nhỏ hơn tôi độ trên dưới 10,nhưng anh Kh. bao giờ cũng xưng hô cháu - chú với tôi. Cũng có người thắc mắc:
- Với chúng tôi đây, anh đều kêu bằng anh-chị. Sao riêng với anh Bảo th́ anh lại gọi bằng chú - xưng cháu...?
Rất tự nhiên, anh ấy trả lời:
- Ông anh ruột chú Bảo cùng với ông bố tôi có thời gian cùng làm việc ở những cửa hàng tạp hóa trong hệ thống Stop & Go bên Houston, Texas. Hồi đó tôi đă thường gặp chú ấy tại nhà bố tôi ...
Nghe vậy, tôi yên lặng, trong bụng tự nhiên thấy cũng không cần thắc mắc thêm ǵ...Thế rồi từ đấy cho đến nay, trên bốn mươi năm, mặc dù thỉnh thoảng gặp nhau trong công việc nhưng vẫn chưa có dịp thuận tiện để tôi nhớ ra mà chủ động trực tiếp hỏi anh Kh. cặn kẽ về sự thể ấy.
Tuy nhiên, tôi mang máng rằng có lần, lâu rồi, gặp ông anh ruột, tôi có buột miệng hỏi th́ anh ấy xác nhận rằng mấy năm mới sang Mỹ, độ cuối 1970 sang đầu 1980, cùng là nhân viên bán hàng cho hệ thống Stop & Go bên Houston, anh tôi và bố anh Kh. đă thân thiết với nhau: Cùng đi xem những trận đấu Football, cùng nhóm rủ nhau câu cá ở Galveston và nhất là thường đến nhà nhau nhậu nhiều lần...
C̣n riêng tôi th́ măi đến giữa năm 1981 mới sang được Mỹ tái định cư, và chỉ ở Houston có vài tháng với gia đ́nh ông anh rồi di chuyển sang Nam Cali cư ngụ cho tới giờ. Cho nên tôi chưa hề được gặp ông cụ thân sinh ra anh Kh. lần nào...
Nhưng cái sự kiện anh ấy thủy chung gặp nhau th́ cứ xưng cháu với tôi, thế mà tại sao không bắt tôi phải chú tâm thắc mắc để mở lời trực tiếp hỏi lại cho rơ?
Sâu xa trong tâm t́nh, tôi nghĩ là chẳng qua cá nhân ḿnh vốn quá quen với vấn đề xưng hô trong giới văn nghệ mà tôi đă từng là thành viên trên sáu chục năm nay rồi... Nhưng, dù sao đi nữa, xem ra có lẽ cũng nên rỉ rả kể ra đây mấy trường hợp cụ thể cởi mở khá đặc biệt mà cá nhân tôi đă trực tiếp trải qua:
* Phải mày - tao với chúng tớ!
Gia đ́nh tôi di cư vào Nam độ tháng 11 năm 1954, tổng cộng 9 nhân mạng; ban đầu sống chui rúc trong dẫy lều bạt dựng tạm trong trại di cư, rồi ra ở thuê một căn nhà tranh vách lá. Bẩy tháng sau, mẹ tôi chết, nhà thương ghi là hậu sản. Trong nhà những người lớn, từ mười bẩy tuổi trở lên, đều đi làm vắng hằng ngày. C̣n ông anh 15 tuổi và tôi, 11, phải chia nhau, mỗi ngày đi học một buổi, c̣n buổi kia ở nhà trông nuôi ba đứa em chót: Đứa út bẩy tháng tuổi, nằm ngửa; đứa áp út mới biết ḅ; c̣n đứa em gái lớn hơn cả th́ cũng đang chập chững tập đi.
Một năm sau đậu Trung học đệ nhất cấp, ông anh tôi thi vào Quốc Gia Sư Phạm để hai năm sau ông ấy được bổ đi dạy tiểu học xa nhà.
Riêng tôi suốt bốn năm trung học đệ nhất cấp chỉ biết có hai nơi sinh hoạt, cắm cúi trong trường lớp và lui cui tại nhà. Đậu bằng Trung học đệ nhất cấp, kiếm được chân kèm ba đứa trẻ học ở tư gia (4), tháng đầu tiên được phát cho trăm rưởi, toàn những tờ bạc năm đồng. Đem về nhà, tôi bầy những tờ bạc ấy kín cả mặt bàn học để...ngắm cho đă mắt! Nhưng cũng nhờ vậy, tôi mới may thêm cho ḿnh 2 bộ áo poplin trắng - quần kaki Nam Định nhộm xanh dương, thay đổi mỗi niên học; thêm nữa là hằng tuần có thể mua bánh kẹo và kem, rồi thỉnh thảng c̣n sang cả "đăi" các em ăn sáng với xôi hay bánh cuốn!
Nói chung suốt sáu năm trung học, sinh hoạt hằng ngày của tôi lấn bấn lo chăm nom ba em, học và làm bài của ḿnh, và cuối cùng rảnh th́ đọc những cuốn mượn ở kho chứa sách cạnh trường (5). .. Chẳng nhớ chính xác vào lúc nào, tôi đă hư hoáy làm thơ - viết nhật kư, rồi thuận tay tiếp tục viết sang thể tùy bút - truyện ngắn .
Tôi c̣n nhớ hồi ấy, vài năm cuối thập niên 1950, tôi đă may mắn có một truyện ngắn tên là "Giết Gà" với bút hiệu Thụy Nam được đăng trên tạp chí Gió Mới... Nhưng rơ nhất là mục Truyện Ngắn Chủ Nhật của tờ nhật báo Tiếng Chuông có chọn đăng bài do tôi cầu may gửi.
Rón rén lên ṭa soạn, ch́a thẻ học sinh ra và tôi được phát cho 100 đồng tiền nhuận bút! "Thừa thắng xông lên", chẳng nhớ là bao lâu sau đó, một truyện ngắn khác của tôi lại được chọn đăng. Tôi th́ vẫn một điệu bộ ké né lên ṭa soạn, kỳ này gặp ngay họa sĩ HĨM (6). Anh ta bảo sang quán cóc bên kia đường ngồi kêu cà phê uống đợi. Lát sau, họa sĩ HĨM bước sang, tay cầm tờ một trăm đồng vẫy vẫy, miệng cười cười nói lớn với hai nhân vật khác đang la cà ở đấy:
- Này, các cậu. Chú học sinh này được chọn đăng truyện ngắn, lần này là lần thứ hai rồi đấy nha... Đây là tiền nhuận bút. Nhưng với điều kiện, chú phải xưng hô mày tao với bọn tớ th́ mới được cầm về tờ bạc trăm này. Các cậu đồng ư không?
Hai nhân vật kia vừa cười lớn vừa tinh quái gật đầu.
Tá hỏa tam tinh, tôi lắp bắp phản đối:
- Đâu được ! Em c̣n nhỏ..Các anh tuổi lớn hơn nhiều...
Họa sĩ HĨM lắc đầu:
- Luật bất thành văn, chắc như bắp. Có phải không, Hoàng Anh Tuấn (7)?
Nhân vật được kêu là Hoàng Anh Tuấn mở miệng 'phán' một chữ chắc nịch: " Đúng!"
* Đă văn nghệ, xưng hô là anh em.
Tới đây tôi lại liên tưởng chợt nhớ đến mối thân hữu với cụ Nghiêm Xuân Hồng (8).
Khoảng mấy năm cuối thập niên 1980, nhờ những buổi tiệc họp mặt của tạp chí Văn của anh Mai Thảo, tôi được trực tiếp biết đến cụ. Rồi dần dà những trao đổi - chuyện tṛ qua lại trong lúc gặp nhau đă tạo nên không gian thân mật hơn giữa cụ và tôi:
- Trong nhiều dịp tâm sự, cụ có vui miệng kể cho nghe về sinh hoạt trí thức của thời thập niên 1940 - 50 ở Hà Nội: Thuở ấy Hànội xuất hiện cái mốt giới sinh viên hay kè kè cặp nách cuốn Tư Bản Luận [ Le Capital của Karl Marx:
https://vi.wikipedia.org/wiki/Tư Bản (tác phẩm)].
Lúc đấy cụ vừa đậu cử nhân Luật, đang thời gian chờ bổ nhiệm ra làm tri huyện. Một chủ nhật cụ cùng mấy bạn đồng song rủ nhau lên trụ sở hội Khai Trí Tín Đức (9) để nghe học giả Nguyễn Đăng Thục (10), tốt nghiệp kỹ sư Hóa Học ở Pháp, diễn thuyết. Từ xa đă nh́n thấy đám đông bao quanh lấy một người vóc mập mạp, giọng nói người Nam oang oang. Đó là ông Hồ Hữu Tường (11) vừa từ Pháp mới trở về. Đến nơi, đúng lúc một người trong đám đông ấy lên tiếng hỏi: " Ông đă đọc Tư Bản Luận chưa?" " Ối. đọc trước đây, lâu rồi!" Nghe đương sự 'phán' thế, đám đông bỗng lặng đi...
- Một lần khác, không biết lan man thế nào mà bàn qua tán vào về tác phẩm của cụ Nghiêm Xuân Hồng, anh Mai Thảo có nhắc đến vở kịch Người Viễn Khách Thứ Mười, nhiều anh chị em nhân tiện nói lên ư thích của họ. " Cậu thấy sao?" Anh Mai Thảo thuận miệng hỏi. Tôi trả lời là có đọc qua, nhưng hiện giờ th́ không nhớ rơ lắm về vở kịch này.
"Thế cậu thích cuốn nào của anh ấy?" Tôi trả lời rằng hiện tự nhiên tôi nhớ là có đọc được cuốn Cách Mạng & Hành Động. Và nói thêm: "Nhớ th́ nhớ như vậy đấy, nhưng nội dung cuốn ấy chi tiết ra sao th́ đă nhập nhằng trong óc em lắm rồi." "Lư do?" Anh Mai Thảo truy bức tiếp. "
Nếu không lầm th́ em đă đọc cuốn này vào thời gian mấy năm cuối nửa thập niên 1960, lúc em đang chuẩn bị viết tiểu luận cao học Triết Đông ở Văn Khoa sàig̣n". Trên đường tôi lái xe đưa cụ về lại nhà ( ở đâu trong khu Green Valley, từ ngă tư Slater với Ward rẽ vào, thuộc thành phố Fountain Valley, Quận Cam, Nam Cali. ), cụ Hồng ân cần thân mật vỗ vai tôi: " Này cậu. Gọi tớ bằng anh đi nhá!"
* Học - Hỏi (12)
Tuy nhiên, quan hệ thân hữu giữa anh Kh. và tôi lại đặc biệt liên quan tới vấn đề học hỏi và hành nghề truyền thông của cá nhân tôi.
Số là từ khi bước vào làm việc trong ṭa báo, tháng 2 / 1982, mỗi năm tôi đều chuẩn bị trước cho dịp nghỉ thường niên. Năm 1988, t́nh cờ gặp anh Kh. đang có mặt ở ṭa soạn báo Người Việt, tôi ngỏ ư rằng hai tuần lễ nghỉ phép thường niên năm nay dự tính lên Washington D.C. thăm và bù khú với bạn hữu ở trên ấy (13), nhưng mục đích chính là muốn đến tận nơi t́m hiểu hoạt động của nhật báo USA Today: Tờ này bắt đầu hoạt động từ năm 1982; thời đó đặc biệt đây là tờ báo giấy bằng anh ngữ đă xử dụng hệ thống internet tân tiến đầu tiên trên thế giới.
Nghe thổ lộ như vậy, anh Kh. sốt sắng bảo rằng sẽ liên lạc để ghi danh cho tôi có chuyến thăm này, và lên đó th́ tôi nên nghỉ tạm luôn tại nhà anh ấy cho tiện.
Như đă được sắp xếp, khoảng 9 giờ sáng, tôi có mặt tại ṭa soạn của USA Today (14). Một nữ nhân viên trong bộ phận tiếp tân ra hướng dẫn đợt khách đi viếng thăm một ṿng trụ sở. Từ khu tiếp tân ( frontdesk), khu nhận và thiết lập quảng cáo sang khu của hệ thống văn pḥng quản trị ở tầng triệt, lên đến những pḥng dành riêng cho ban biên tập ở tầng 2 và 3; và cuối cùng tới căn pḥng tṛn khổng lồ bao quanh bằng lớp kính trong và dầy, nằm trên nóc ṭa nhà, nơi liên lạc với các địa chỉ văn pḥng đại diện tờ báo này ở khắp các thủ đô - thành phố lớn trên thế giới bằng hệ thống internet: Ngay giữa pḥng này được thiết kế một căn khuôn tṛn cũng bằng kính, trong ấy chỉ có chiếc ghế cao cho nhân viên ngồi điều khiển trước một dàn máy móc nhấp nháy hoạt động bao quanh ... Nhưng điểm đặc biệt là nhờ chỉ dẫn, khách mới để ư nh́n ra được sự hiện diện một ṿng đai bao quanh phía trên bức tường kính tiếp giáp với trần của căn pḥng vĩ đại này là một loạt những chiếc đồng hồ tṛn to để nhân viên ngồi ở căn chính giữa pḥng có thể đọc rơ được. Ngay bên dưới mỗi chiếc đồng hồ ấy đề tên các thành phố của khắp các quốc gia - khu dân cư mà tờ báo này sẽ trực tiếp phát hành tại đó. C̣n mũi tên chỉ giờ của mỗi chiếc đồng hồ này được đặt cố định sẵn để nhân viên điều động biết rơ đúng thời điểm nào cần phải cho hệ thống truyền thông tân tiến chuyển toàn bộ nội dung tờ báo sang cho những nơi kia tiếp nhận và in, làm sao để tờ báo được phát hành tại các địa phương ấy ra cùng một lúc với thời điểm phát hành tại Washington D.C., thủ đô nước Mỹ !
Nhóm khách tham quan được hướng dẫn đi một ṿng như thế gần tiếng rưỡi đồng hồ; rồi khách được mời vào câu lạc bộ của ṭa báo ăn bánh ngọt và giải khát độ nửa giờ nữa; tổng cộng buổi thăm viếng ṭa soạn trung ương của nhật báo USA Today kéo dài trung b́nh 2 giờ.
Trên đường được tiễn ra cửa, tôi chủ động gặp tiếp viên hướng dẫn và ch́a ra tấm các chứng minh hiện đang là chủ bút của một tờ báo tiếng Việt tại Nam Cali, xin được hưởng một đặc ân:
Chính mắt quan sát công việc làm b́nh thường của một biên tập viên để học hỏi. Nghe vậy, hướng dẫn viên cho biết là để vào báo cáo lại, v́ yêu cầu này không thuộc phần vụ của họ. Tôi được dẫn lại vào câu lạc bộ, ngồi chờ chưa đầy mười lăm phút sau, một nhân viên tới tự xưng là phụ tá tổng thư kư ( assistant of Managing Editor). Chính thức trao danh thiếp, người này hỏi, tại sao tôi lại có yêu cầu đó. Tôi dẫn giải là cá nhân tôi muốn được học hỏi cụ thể cách thức làm việc của biên tập viên tiêu biểu ở một nhật báo đang áp dụng hệ thống mạng lưới điện toán tân tiến nhất hiện nay. Tôi lại được yêu cầu đợi. Chưa đầy mười phút sau, một nhân vật khác ra trao danh thiếp đề là Managing Editor, và lịch sự mời tôi tới một pḥng trên lầu hai, có tấm bảng đồng ngoài cửa đề Pḥng Tin Địa phương ( Local News Room). Trong pḥng này có rải rác tổng cộng 5 cây cột - mỗi cột như vậy ước tính đường kính độ gần nửa thước, cao từ sàn nhà lên đến tận trần. Chung quanh cây cột sơn trắng ngà này, phía trên cùng là một màn h́nh tivi tin tức chạy ṿng miết; phía dưới là một cái quầy được ráp vào rộng chừng hai tấc, trên đấy bầy tất cả 8 chiếc máy điện toán; nhưng ngó kỹ mới phân biệt được rằng cứ hai chiếc laptop kê sát gần nhau, đối diện một chiếc ghế cho người ngồi xử dụng; tựu trung tối đa là bốn biên tập viên ngồi quanh mỗi khuôn cột ấy...
Tôi được yêu cầu ngồi tại chiếc ghế kê riêng đặt ở một góc gần cửa pḥng, cách biệt tất cả 5 cây cột kia và được dặn là chỉ ngồi quan sát, không được hỏi han ai cả; nếu có nhu cầu ăn uống ǵ th́ cứ bước sang khu câu lạc bộ gần đấy.
Độ một giờ sau, viên tổng thư kư trở lại mời tôi sang câu lạc bộ, ngỏ lời:
- Tôi có thể trao đổi với ông vài điều chăng?
- Xin cứ tự nhiên.
- Ông quan sát thấy ra sao?
- Rất khiến tôi chú tâm những khác biệt, đáng cho tôi học hỏi.
- Vậy sao?
- Dưới Quận Cam, Nam Cali, ṭa soạn báo chúng tôi cùng các tờ Los Angeles Times và O.C.Register đă thường xuyên thăm viếng trao đổi với nhau theo một lịch tŕnh lập sẵn hằng năm... Mỗi biên tập viên của hai tờ báo ấy làm việc ở chiếc bàn chữ nhật dài gần 2 thước rộng trên một thước; trên ấy trừ chiếc máy tính c̣n th́ luôn bừa bộn đầy những giấy báo-giấy viết tay- gạt tàn thuốc lá- cốc cà phê uống dở.. C̣n ở đây, khác hẳn: Mỗi một biên tập viên ngồi th́ trước mặt ngước đầu lên là xem màn ảnh tivi tin tức cập nhật liên tục, ngang mặt là hai chiếc computer, một để xem tài liệu cần thiết - một để đánh luôn bài cần viết vào...
Tôi tŕnh bầy đại khái như trên, viên tổng thư kư ngồi đối diện đang chăm chú nghe th́ vội giơ tay - nói: Xin lỗi, sếp tôi gọi. Rồi anh ta bước ra xa, lắng tai nghe..Hóa ra bên tai của anh ta có đeo máy nghe. Vài phút sau, anh ta trở lại:
- Thành thật xin ông thứ lỗi. Chủ bút, sếp tôi, yêu cầu tôi thưa lại lời mời của ông ấy là sang mai, ông ấy mong được mời ông ăn sáng. Được chăng?
- Tôi lên đây, tạm trú ở nhà bạn quen...
- Xin lỗi. Nếu nhận lời th́ ông chỉ việc cho địa chỉ và số phôn cần liên lạc. C̣n lại chúng tôi sẽ lo liệu mọi thứ.
* Học - Trao đổi (11)
Sáng hôm sau, 9 giờ 30, một nhân viên thuộc bộ phận vận chuyển của ṭa soạn báo đến đón và đưa tôi lên một nhà hàng nằm trên cùng của một ṭa nhà 20 tầng. Một người đeo cà vạt xanh dương, áo vét khoác ở sau ghế bành, đứng lên mời tôi ngồi đối diện, rồi vừa tự giới thiệu là chủ bút tờ USA Today vừa trao danh thiếp.
Sau khi cùng tôi nhấp một ngụm cà phê thấm giọng, miệng tủm tỉm cười ông ta tự nhiên hỏi:
- Bầu không gian này, ông thấy sao?
- Tuyệt! Nh́n ra ngoài khung cửa kính của nhà hàng, tôi thấy ánh mặt trời đầu thu sáng dịu trải ra khắp trên những ṭa nhà xung quanh..Tiếng nhạc cổ điển nghe nhẹ thoảng quanh pḥng, tôi hiện chưa biết được tên bản nhạc này.., nhưng lại khiến tôi bắt nhịp qua được một điệu tân nhạc lăng mạn của xứ tôi...
Trong lúc hớp từng muỗng xúp gà, ông ta làm như tự nhiên kể rằng trên 20 năm trước đă tốt nghiệp ngành truyền thông - báo chí từ đại học Stanford, và thực thụ vào nghề báo bằng công việc phóng viên...
Ngầm hiểu, tôi cũng tự giới thiệu là đă tốt nghiệp ban Triết tại Văn Khoa sàig̣n, có dịp làm chủ bút một tạp chí của trường, sau đó đi dạy cấp trung học, rồi v́ chiến cuộc Mậu Thân 1968, lệnh tổng động viên ban hành, tôi đă vào phục vụ trong quân đội; và sau 30 tháng Tư 1975 tù nhân dưới chế độ CSVN; cuối năm 1980 được thả ra th́ đầu năm sau vượt biển thành công và được nhập cảnh vào Mỹ giữa tháng Năm 1981.
Đến lúc ăn bíp tếch ( beepsteak, bít tết ), ông ta rỉ rả nói về hiện trạng sa sút của hệ thống Cộng sản Quốc Tế. Rồi như nhân tiện, ông ta hỏi:
- Theo ông, hiện tượng ấy bắt nguồn từ đâu?
- Câu hỏi bất ngờ này của ông khiến tôi thấy rằng không biết có thể duyệt sơ lại mấy mốc điểm trong diễn tŕnh của khối Cộng sản Quốc tế chăng..
- Xin mời.
- Theo tôi, có ba mốc điểm chính: Đầu tiên, hai nhân vật Lenin và Stalin đă nỗ lực thực hiện lư thuyết Duy Vật của Marx - Engels thành công ở nước Nga xô viết rồi lan ra, nhiều quốc gia khác ứng dụng theo. Sau đấy, Nikita S. Khrushchev trong giai đoạn 1958-1964 chủ trương Xét Lại, khiến Trung Cộng chống lại. Và mấy năm đầu thập niên 1970, Hoa Kỳ đă thay đổi chiến lược bằng cách chủ động bắt tay với Trung Cộng khiến khối này chia cắt ra và dần suy yếu đi...
- Vậy theo ông, mốc điểm nào là yếu tố quyết định trực tiếp nhất?
- Giai đoạn công bố và thực hành chủ trương Xét Lại của Liên Xô.
- Ồ...
- Ông thấy sao?
- Cái nh́n của ông khiến tôi ... hiện tại th́ thấy cần phải cẩn thận tái xét các chi tiết cụ thể những diễn biến th́ mới có thể hiểu ra được xác xuất đúng sai...Điều mà tôi có thể ngỏ được ngay bây giờ với ông là nếu ông không thấy trở ngại th́ từ nay trở đi, chúng ta có thể liên lạc với nhau để trao đổi ư kiến, nhất là về những tin tức liên quan tới Việt Nam. Ông nghĩ sao?
- Đồng ư. Và ông cũng cho tôi được hân hạnh trực tiếp hỏi chuyện ông, khi cần.
- Thú vị đấy...Sốt dẻo nhất, theo lịch tŕnh thường lệ, tháng tới là tôi xuống họp mặt ở dưới Nam Cali, nhân dịp này tôi có thể trực tiếp mời ông ăn sáng với một số thân hữu của tôi. Được chăng?
* Đừng gọi anh bằng chú.
Cuối cùng, trở lại với anh Kh., hiện giờ tôi vẫn giữ nguyên ư định của trên 40 năm qua là:
- Cách anh ấy xưng hô trong mỗi lần chúng tôi gặp nhau, tôi nghĩ chẳng qua là anh ấy thuận miệng theo cái nếp sẵn có riêng của anh ấy mà thôi. Nói cho cùng, cái nếp ấy thực ra nó đă nằm sẵn trong cách xử thế chung của người Việt ta xưa nay rồi. Tôi đinh ninh ngầm hiểu như vậy.
- Chứ mối giao tiếp thân t́nh và tự nhiên giữa anh ấy và tôi trên bốn mươi năm nay tự minh chứng rằng vấn đề xưng hô không hề chi phối hay ảnh hưởng ǵ tới nội dung giao tiếp giữa chúng tôi cả.
Do đó, thái độ của hai chúng tôi vẫn rơ rệt là đối xử với nhau như anh - em, bằng vai phải lứa. Vậy thôi. Chả cần phải điều chỉnh lại làm ǵ.
Giữa tháng mười 2023.
* Phạm Quốc Bảo.
Chú thích:
(1) Có thể nói nôm na cho dễ hiểu: 'Học thầy không bằng học bạn'. Hai câu "Học thầy không tầy học bạn" và "Không thầy đố mầy làm nên" là một cặp 'châm ngôn' rút ra từ kinh nghiệm sống của tiền nhân, vốn khắng khít với nhau, trong kho tàng ca dao tục ngữ Việt Nam.
(2) "Nhà báo Mặc Lâm, nguyên Editor ban Việt Ngữ đài Á Châu Tự Do. Ông được nhiều người biết qua các phóng sự như Trại giam Cổng trời, Vụ án xét lại chống Đảng... Ông cũng phụ trách chuyên mục Văn Hóa Nghệ Thuật cho RFA trong hơn 10 năm... Về hưu năm 2017 sau khi tác phẩm Bàng Bạc Gấm Hoa của ông ra đời tại Hoa Kỳ. Hiện cộng tác cho VOA, RFA, Người Việt, và BBC trong nhiều mục khác nhau..." trích: https://www.voatiengviet.com/author/mặc-lâm
(3) Chưa có dịp liên lạc trực tiếp hỏi ư kiến, nên ở đây xin nêu tên tắt vậy.
(4) Hồi ấy thường kêu là Gia sư - Précepteur.
(5) Đó là khu mấy căn nhà triệt nằm giữa băi đất trống cạnh khuôn viên trường Chu Văn An cũ ở Sài G̣n, được tạm dùng chứa sách từ ngoài Bắc chuyển vào mà chưa kịp được giới thủ thư chuyên môn lo soạn ra để chính thức được bầy ngay ngắn trong thư viện quốc gia hồi đó nằm trên đường Lê Thánh Tôn.
(6) HỌA SĨ HĨM, tên thật là Đinh Hiển, đă trên 90 tuổi, hiện sống tại một khu mobile home, thành phố Santa Ana, đi từ tây sang đông trên đường Bolsa, vừa qua cầu nhỏ là rẽ phải vào.
(7) Hoàng Anh Tuấn (1932 - 2006) đạo diễn - nhà văn - nhà thơ. Có thời làm giám đốc đài Phát Thanh Đà Lạt...Tập thơ cuối "Yêu Em, Hà Nội và Những Bài Thơ Khác", tác giả tự xuất bản tại San Jose, tháng Chín 2004. Có thể xem thêm ở https://www.thoivan.net/2020/05/hoang-anh-tuan-nha-tho-nghe-si.html
(8) Nghiêm Xuân Hồng (1920-2000), xin xem ở http://vanviet.info/van-hoc-mien-nam/ van-hoc-mien-nam-54-75-528-nghim-xun-hong-ky-1/. Nhà hồi ấy cụ ở trong khu Green Valley, góc Slater- Ward đi vào, thuộc thành phố Fountain Valley, Nam Cali.
(9) "Hội Khai Trí Tiến Đức, c̣n được gọi là hội AFIMA (viết tắt nguyên tên tiếng Pháp của hội l'Association pour la Formation Intellectuelle et Morale des Annamites) là một hiệp hội tư lập với chủ trương giao lưu văn hóa giữa trào lưu Tây học và học thuật truyền thống Việt Nam vào đầu thế kỷ 20 (1919-1945)..., chủ trương mở rộng con đường thâu nhận kiến thức Tây phương để phát triển xă hội người Việt cùng lúc kén chọn và duy tŕ những điểm hay nét đẹp của văn hóa truyền thống...Những cố gắng của hội tập trung vào việc đề cao tiếng Việt, chữ Quốc ngữ, danh nhân văn hóa...Hội quán trên phố Hàng Trống, ngay phía tây bờ hồ Gươm. Nơi đó trở thành địa điểm tổ chức nhiều sinh hoạt như các cuộc hội thảo, diễn thuyết, triển lăm tranh cùng các tṛ giải trí tiêu khiển như bi da, đánh cờ, yến tiệc..."[trích https://vi.wikipedia.org/wiki/Khai_Trí_Tiến_Đức]
(10) Nguyễn Đăng Thục (1909-1999) là nhà giáo dục, nhà nghiên cứu triết học và văn học Việt Nam ở thế kỷ 20.[trích https://vi.wikipedia.org/wiki/Nguyễn_Đăng_Thục]
(11) Xin xem chi tiết tiểu sử học giả Hồ Hữu Tường ở https://vi.wikipedia.org/wiki/Hồ_Hữu_Tường
(12) Học hỏi để mục đích t́m mọi cách ứng dụng được vào cuộc sống của ḿnh. Học thức chỉ có giá trị khi biến trở thành tri thức. Nghĩa là hiểu biết chỉ có ích khi sinh động ứng dụng được vào từng trường hợp cụ thể trong đời sống, bây giờ gọi là trải nghiệm, mỗi thời một khác -mỗi người một khác. Luận Ngữ có câu:" Học nhi thời tập chi- bất diệc duyệt hồ?": Học mà thường xuyên ứng dụng được vào đời sống, há chẳng vui thích lắm sao?
(13) Xin chỉ nhắc tới những nhân vật thân hữu hiện đă quá văng mà tôi nay c̣n nhớ, như Lê Thiệp chủ tiệm Phở 75, Giang Hữu Tuyên chủ tờ Hoa Thịnh Đốn Việt Báo, Bùi Bảo Trúc biên tập viên đài VOA, Ngô Vương Toại, Nguyễn Đ́nh Hùng...
(14) Nhật báo USA Today có tổng số phát hành lớn nhất các báo Mỹ và lớn thứ hai của các báo broadsheet tiếng Anh toàn thế giới, đứng sau Thời báo Ấn Độ. Ngày phát hành đầu tiên: 15 tháng 9, 1982...Ṭa soạn đầu tiên của USA Today có mặt trên đường chân trời của Washington nằm tại khu Rosslyn, quận Arlington, Virginia.[trích https://vi.wikipedia.org/wiki/USA_Today]